Thành Cổ Sơn Tây - Tòa Thành Đá Ong Duy Nhất Của Việt Nam

 Thủ đô Hà Nội là nơi có nhiều di tích thành cổ nhất nước ta, ngoài hai di tích thành cổ là  Hoàng thành Thăng Long và Thành Cổ Loa nổi tiếng, còn có thành cổ Sơn Tây với lối kiến trúc độc đáo và cổ kính.

 

Cách thủ đô Hà Nội 45km về phía tây, nằm ở vùng ngoại ô, Thành cổ Sơn Tây thuộc địa phận của cả hai làng cổ là Thuận Nghệ và Mai Trai thuộc thị xã Sơn Tây. Với lối kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ đá ong có một không hai ở Việt Nam, Thành cổ Sơn Tây đã được vua Minh Mạng xây dựng và là một trong những khu căn cứ quân sự quan trọng, bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa.

 

Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây ngày nay - Ảnh: Sưu tầm

 

Thành cổ Sơn Tây

Cột cờ (vọng lâu) trong thành cổ tháng 4 năm 1884 - Ảnh: Sưu tầm

 

Thành cổ Sơn Tây

Cột cờ, Đoan môn và lư hương ngày nay - Ảnh: Sưu tầm

 

Thành được xây theo cấu trúc hình tứ giác, mỗi bên dài khoảng 40m, tường thành cao khoảng 5m, rộng 4m được xây chủ yếu bằng đá ong xếp chồng lên nhau. Bốn hướng Nam, Bắc, Đông, Tây đều có một cổng để ra vào có tên lần lượt là Tiền, Hậu, Tả, Hữu ứng với bốn phía.

 

Thành cổ Sơn Tây

Cửa Tiền là cổng phía Nam của thành, nằm ở đầu phố Quang Trung ngày nay - Ảnh: Sưu tầm

 

Thành cổ Sơn Tây

Cửa Hậu là cửa phía Bắc lệch Đông hướng ra sông Hồng - Ảnh: Sưu tầm

 

Thành cổ Sơn Tây

Cửa Tả là cổng thành phía Đông lệch nam nhìn ra chợ Nghệ - Ảnh: Sưu tầm

 

Thành cổ Sơn Tây

Cửa Hữu là cửa phía Tây lệch bắc  - Ảnh: Sưu tầm

 

Trên mỗi cổng thành đều xây dựng lầu canh gác hay còn gọi là vọng lâu, hai bên vọng lâu có bậc thang dẫn lên lầu canh. Trước mỗi cổng đều có hai khẩu súng thần công dùng để bảo vệ thành. Hiện nay chỉ còn hai khẩu thần công nằm ở cổng phía Bắc thành.

 

Thành cổ Sơn Tây

Cầu cửa Bắc ngày nay - Ảnh: Che Trung Hieu

 

Thành cổ Sơn Tây

Cửa Bắc thành cổ Sơn Tây với hai khẩu súng thân công còn sót lại - Ảnh: Che Trung Hieu

 

Thành cổ Sơn Tây

Vọng lâu trước cổng thành có bậc thang đi lên - Ảnh: Nghia Nguyen Huu

 

Cũng như phần nhiều các thành trì khác, xung quanh thành cổ Sơn Tây đều có kênh hào bao quanh để bảo vệ thành. Hào sâu khoảng 3m, rộng khoảng 20m và tính toàn thể chu vi khoảng 2km. Hào được nối liền với sông Tích ở phía Tây Nam của thành. Ngoài ra ở phía ngoại thành còn có La thành đắp bằng đất theo bốn hướng để bảo vệ thành.

 

Thành cổ Sơn Tây

Hào nước yên ả bao quanh thành cổ - Ảnh: vietnamarchitecture

 

Các công trình chủ yếu của thành đều xây dựng theo trục chính là hướng Nam – Bắc theo hai cửa trước – sau, bao gồm các di tích như cột cờ, vọng cung, Đoan môn, hành dinh Kính Thiên, Võ miếu.

 

Thành cổ Sơn Tây

Cột cờ thành cổ uy nghi sừng sững trong nắng gió - Ảnh: Duc Thang

 

 

Thành cổ Sơn Tây

Cổng tam quan thành (Đoan môn)  - Ảnh: Duc Thang

Bánh tẻ Phú Nhi - đặc sản của "xứ Đoài mây trắng"

 

Nếu ai đã đến Sơn Tây mà không thưởng thức món bánh tẻ Phú Nhi thì quả là một điều đáng tiếc.

Bánh tẻ Phú Nhi chỉ làm bằng những nguyên liệu mộc mạc, giản dị của làng quê, nhưng lại là đặc sản mà ai đã từng ăn một lần sẽ nhớ mãi, khiến bất kỳ ai đi qua mảnh đất xứ Đoài cũng muốn dừng chân thưởng thức.

Nguồn gốc ra đời của chiếc bánh tẻ gắn với chuyện tình cảm động của đôi trai gái tên Nguyễn Phú và Hoàng Nhi vẫn được lưu truyền đến hôm nay.

Theo thống kê của UBND phường Phú Thịnh, toàn phường hiện có 38 cơ sở sản xuất bánh tẻ thường xuyên và nhiều cơ sở làm theo thời vụ, tập trung ở 4 tổ dân phố Phú Nhi 1, 2, 3 và Hồng Hậu.

Năm 2007, làng nghề bánh tẻ Phú Nhi đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là Làng nghề truyền thống. Năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm của làng.

Từ những nguyên liệu dân dã với đời sống thường ngày của chúng ta như gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ, hành, lá dong, lá chuối đã tạo nên chiếc bánh trắng ngần, thơm ngậy, khiến khách phương xa đã đến là phải mua về làm quà.


Những chiếc bánh tẻ đã “ra bột- vào nhân” được cuộn trong chiếc lá dong rất bắt mắt và hấp dẫn.

Những chiếc bánh tẻ đã “ra bột- vào nhân” được cuộn trong chiếc lá dong rất bắt mắt và hấp dẫn.

Để làm nên chiếc bánh ngon, người thợ phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn và tỉ mỉ trong suốt thời gian làm.

Nguyên liệu làm nên chiếc bánh ngon gồm lá bánh tẻ quê, hoặc lá dong rừng gói bên trong, lá chuối khô gói ngoài. Gạo phải chọn loại gạo ngon nhất, thơm tự nhiên, tùy theo thời tiết mà ngâm gạo, nếu thời tiết nóng thì ngâm gạo khoảng 2-3 ngày, nhưng trời lạnh ngâm lâu hơn vì như thế bánh mới ngon, mềm, không bị cứng.

Nhân bánh làm từ thịt lợn, mộc nhĩ, hành khô, chút hạt tiêu, gia vị. Chọn nhân luôn phải tươi ngon, đúng loại thịt vì nó quyết định phần lớn chất lượng, giá trị của chiếc bánh.


Những chiếc bánh tẻ đã được gói bằng những chiếc lá chuối tạo nên sự độc đáo riêng biệt.

Những chiếc bánh tẻ đã được gói bằng những chiếc lá chuối tạo nên sự độc đáo riêng biệt.

Không chỉ có kỹ năng khéo léo với thâm niên vài chục năm trong nghề, bà Bình còn là người dạy làm bánh tẻ nhiều năm nay. Bà Bình cho biết, bình quân mỗi ngày, gia đình bà làm ra khoảng 700 - 900 chiếc. Giá bán là 6.000 đồng/chiếc, trừ chi phí, cho lãi 800 – 1.000 đồng/chiếc. Hôm nào có đơn hàng đám cưới, hội nghị thì lên tới hàng ngàn chiếc.

"Gia đình tôi chủ yếu làm theo đơn hàng nhưng cũng chẳng mấy khi hết việc. Từ tết đến giờ nhà tôi không dám nhận thêm đơn hàng nữa vì sợ làm không xuể" – bà Bình chia sẻ.

Do lợi thế nằm trên tuyến QL32, hàng ngày, bánh tẻ Phú Nhi lại theo những chuyến xe khách, xe buýt đi khắp nơi. Từ nội thành Hà Nội tới các tỉnh, thành, thậm chí còn lên máy bay vào tận Sài Gòn...

Giờ đây, bánh tẻ Phú Nhi được đóng cẩn thận trong thùng xốp hay thùng carton để khi chuyển tới tay khách hàng, bánh vẫn còn nóng và thơm. Khách phương Nam cũng đặt bánh, thậm chí khách ở Lào, Campuchia, Hàn Quốc...cũng thường xuyên đặt và thưởng thức loại bánh đặc sản này.


Giấy chứng nhận gia đình bà Phạm Thị Bình đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm khi tạo ra những chiếc bánh tẻ thơm ngon, dân dã.

Giấy chứng nhận gia đình bà Phạm Thị Bình đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm khi tạo ra những chiếc bánh tẻ thơm ngon, dân dã.

Mới đây, được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây, chiếc tem nhãn của làng nghề Phú Nhi đã được ra lò với logo in hình cổng làng cổ kính và hai bông lúa vàng - nguyên liệu chính làm ra chiếc bánh tẻ dẻo thơm.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Bí thư Đảng ủy phường Phú Thịnh - cho biết, đến nay đã có 10 hộ đăng ký sử dụng tem nhãn trên sản phẩm. UBND phường sẽ thành lập đoàn kiểm tra, nếu hộ nào đủ điều kiện ATTP mới cấp nhãn hiệu. Việc làm này sẽ giúp cho làng nghề phát triển bền vững trước sức ép thương mại hóa.

Ngày nay, làng nghề bánh tẻ Phú Nhi đang trở thành nghề kinh tế mũi nhọn của phường Phú Thịnh, mang lại cuộc sống khá giả cho nhiều hộ gia đình.

Những chiếc bánh tẻ nóng hổi như một món ăn ngày ngày được chuyển đến bao ngõ ngách của Sơn Tây nói riêng và Hà Nội nói chung, đưa người thưởng thức trở về với tuổi thơ.

Chợ cổ bên ngôi thành cổ Sơn Tây

 Vùng đất Sơn Tây là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, có quan hệ gắn bó về mọi mặt như phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa... với kinh đô Thăng Long trong suốt chiều dài lịch sử.


Nói đến văn hóa Thăng Long là nói đến Kẻ Chợ. Vượt xa về tầm cỡ so với các thành thị khác nên Kẻ Chợ trở thành danh từ riêng để gọi Thăng Long. Đô thành Thăng Long-Hà Nội tồn tại như một phiên chợ khổng lồ trong thời trung đại, chính vì thế mà mạng lưới chợ là yếu tố cốt lõi không thể thiếu được trong kết cấu kinh tế thị thành.
 

Nói đến Thăng Long là nói đến kẻ chợ

Nằm giữa trung tâm thị xã Sơn Tây có một tòa thành cổ được xây bằng đá ong năm 1822, có hào sâu kè đá ong năm 1848 chạy xung quanh. Thành Sơn Tây là khu đô thị, hành chính, quân sự thời Nguyễn. Sơn Tây nằm ở vị trí đẹp, lại có đường giao thông thuỷ, bộ thuận tiện, vì thế đã nhanh chóng thu hút được những người buôn bán, nhưng thợ thủ công và dân chúng ở nhiều nơi xa gần trong vùng về tụ cư lập nghiệp ở lỵ sở Sơn Tây. Cùng với sự có mặt ngày càng nhiều của hệ thống nhân viên công chức trong chính quyền là một mạng lưới dịch vụ phục vụ đời sống của khối dân cư. Tỉnh lỵ Sơn Tây đã hình thành được một hệ thống đường phố dân cư và các công sở ở quanh mặt thành Sơn Tây, nơi đây thực sư trở thành một trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa phồn vinh của tỉnh Sơn Tây.

Năm 1924, ngân quĩ Bắc kỳ trợ cấp mới có tiền làm các việc công chính như mở mang bệnh viện, xây dựng chợ Tỉnh. Chợ Nghệ cũng từ đó mà ra đời gắn với tên làng Thuần Nghệ - tên nôm là chợ Nghệ. Các sinh hoạt văn hóa làng xã đều có yếu tố đóng góp của chợ. Chợ cũng vì thế mà đi vào trong thơ, văn tự nhiên và đẹp đẽ như một phần của đời sống tinh thần. Như ta thấy ước nguyện của đôi trai gái trong câu ca: “Ước gì mình lấy được ta/ Để cùng buôn bán chợ xa chợ gần.”

Không những là người Việt Nam mà cả người Trung Hoa hiểu phong thuỷ như tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc khi đóng quân ở thành Sơn Tây qua đây đều trầm trồ khen ngợi thế đất “Nghệ Thị văn quan tiến đạt”. Song từ đó đến nay, thị xã Sơn Tây ngày càng đô thị hóa thì dấu vết phong thuỷ càng bị mờ, nơi tụ thuỷ cạn dần. Song tạo hố bù trừ mất mặt ấy lại được mặt phố xá sầm uất, buôn bán phát triển, đình Cửa Tả là nơi hội hè tế lễ, nơi hội họp đông vui của cả phố.

Chợ Nghệ có ba khu. Lấy trục chính xuất phát từ bờ hào trước cửa thành xuyên về hướng Nam cắt thành ba khu: Chợ trên, chợ giữa và chợ dưới. To lớn và bề thế chiếm gần hết mặt Thành Cửa Tả. Chợ trên nay là khu đất cơ quan Bưu điện, bên cạnh có ba quán ngói và vài chục lều gianh bán đủ các thực phẩm như thịt, cá, rau, củ, quả... là những sản vật của các vùng xung quanh. Ngoài các loại thực phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày, chợ còn bán các loại hàng như tơ lụa, vải vóc, len, dạ theo tấm, nhiều thứ đắt tiền.

Ở Sơn tây nhân dân mua hàng tấm tốt thường đợi phiên chợ chứ không đến các cửa hàng to trong phố. Các đồ dùng khác có đồ đồng như mâm đồng, nồi đồng, chậu đồng... Các hàng gốm, sứ, chiếu, nón, hay các cửa hiệu tạp hóa, các hàng ăn, các loại bánh trái, gạo nước... phục vụ ăn uống và được phân chia thành từng dãy riêng biệt.

Bên phải đường có một khu gọi là Chợ dưới. Bến ô tô được hình thành ngay bên lề đường (nay là cửa hàng Bách Hóa tổng hợp đã bị cháy, hiện đang xây dựng chợ mới theo qui hoạch) rất thuận tiện cho việc phục vụ hành khách đi lại và chuyên chở hàng hóa. Chủ bến ô tô thời bấy giờ là ông Cả Kính - Một người khá giàu, có đầu óc kinh doanh phát triển kinh tế tư nhân.

Về phía tả chợ Nghệ, có ngôi chợ không có nhà chợ, là nơi buôn bán trâu, bò và các loại con giống như: lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, chó, mèo... những con giống mà gia đình nào cũng có nuôi trong nhà mình. Người dân Xứ Đồi có câu ca: “Chợ Nghệ thì bán trâu bò/Thái đoạn cũng lắm,chúc bâu cũng nhiều/Sơn Đông chợ họp về chiều/Chỉ lắm hàng sắn với nhiều hàng đao/Chợ Phùng hàng xén xiết bao/Chợ Gạch chỉ lắm thuốc lào nhang đen”.

Chợ Nghệ nổi tiếng là nơi buôn bán, chuyển nhượng trâu bò từ miền ngược về miền xuôi phục vụ chủ yếu trong canh tác nông nghiệp và thứ yếu làm thực phẩm. Tuy là chợ nhưng Phủ Thủ hiến Bắc Việt thời bấy giờ đã qui định việc mua bán trâu bò tại chợ phải có văn tự. Người viết văn tự phải là người có trình độ học vấn, được phép của chính quyền địa phương và cũng là người có chữ kí chứng kiến ngoài chữ kí hoặc điểm chỉ của người bán và người mua sau khi hai bên đã thoả thuận về giá cả. Trong chợ trâu bò xưa có ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng, người buôn bán thường vào đấy cầu tài cầu lộc, có người ở tận Thanh, Nghệ mất của cũng vào đây cầu cúng.
 
Bên ngoài chợ trâu bò là các sạp hàng “laghim” bán các mặt hàng khô như măng, miến, mộc nhĩ, nấm hương, đỗ, hải sản...
 

Chợ họp 6 phiên, vào ngày 3 và ngày 8 hàng tháng
 
Chợ Nghệ họp theo phiên vào các ngày mồng 3, mồng 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch bán đủ các mặt hàng rất lịch sự, đông vui đúng như ca dao thị xã Sơn Tây có câu: “Chợ Nghệ một tháng 6 phiên / Khách đến như nước hàng tiền như mưa/ Ra về mà vẫn dây dưa/ Nhớ người mời khách say sưa duyên thầm”.

Người dân phố Cửa Tả hội về đây làm ăn sinh sống từ nhiều địa phương khác nhau như Canh, Diễn, Mỗ, Hiệp... và họ mang theo làng nghề truyền thống đến như: Tôn, thiếc, gò, hàn, buôn bán sơn ta, cánh kiến phục vụ làm câu đối, hoành phi quanh thị xã. Thời thuộc Pháp và trong thời kì kháng chiến chống Pháp, một số Hoa Kiều đã đến cư trú ở phố Cửa Tả. Nhờ nghề thuốc bắc mà sau một thời gian họ đã mua nhà cửa, xây dựng cửa hàng, cửa hiệu khang trang.

Người khách ở đầu phố–Hiệu Phúc Sinh Đường, bà con vẫn gọi là Ông Lang gầy hay Ông khách gầy. Ngoài ra sánh với người Trung Hoa, cũng có một số thầy thuốc Việt như ông Vọng Hạc mở tiệm thuốc Tây Sơn Vọng Hạc cũng là những người đức độ, chữa bệnh có uy tín, được nhân dân kímh trọng. Một số gia đình đến cư trứ thời gian này, họ làm nghề khăn xếp, mũ cát và sản xuất bánh dẻo, bánh nướng phục vụ Tết Trung Thu, các loại mứt phục vụ Tết Nguyên Đán và nhiều loại bánh kẹo khác.

Một số khác làm nghề giò chả, buôn bán đồ đồng, nhôm, nghề ảnh, sửa chữa mua bán xe đạp, máy khâu, tông đơ, dao, kéo... làm phong phú, đa dạng thêm ngành nghề cho phố Cửa Tả.

Đối diện với hiệu Phúc Sinh Đường là hiệu sách khá to Lộc Nguyên. Chủ hiệu là Ông Đinh Công Thọ, người có học vấn khá cao, cơ ngơi là một dãy nhà dài đầu phố được trưng bày các đầu sách, truyện, báo chí rất phonh phú và quí giá.

Phố Cửa Tả còn có hiệu ảnh Vinh Quang của ông Nguyễn Nhưng, nay là Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Nhưng được giới nghệ sĩ cả nước biết đến.
 

Chợ Nghệ đang được xây mới với qui mô hiện đại
 
Công cuộc kháng chiến chống thưc dân Pháp thắng lợi, thị xã Sơn Tây được giải phóng, hòa bình lập lại. Nằm trong sự mở mang, kiến thiết phát triển của thị xã, bộ mặt Chợ Nghệ đã được trang điểm đẹp đẽ, khang trang hơn bởi Cửa Hàng Bách hố Tổng hợp. Các quầy, các dãy được qui hoạch lại tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ mua người bán.

Do mật độ dân số ngày một tăng lên, do nhu cầu cuộc sống đòi hỏi cao hơn nên phố Cửa Tả càng phát triển. Phố Cửa Tả nay đã kéo dài theo hướng Nam tới Vườn hoa chéo và được tách ra thành phố Thuần Nghệ, rồi tiếp tục kéo dài nữa đến Chốt Nghệ và lại được tách ra thành phố Đông Hưng như tên cũ. Hiện nay, ba phố trên hợp lại với tên mới là phố Phùng Khắc Khoan.

Những năm đầu của thế kỉ 21, chợ Nghệ - Sơn Tây đã bị cháy sau một trận hoả hoạn. Nay trên nền đất cũ của Chợ Nghệ đang được xây dựng lại theo qui mô hiện đại với tổng diện tích là 11,680 mét vuông với 3 khu là: Khu vực chợ chính, khu vực chợ thực phẩm, chợ rau quả. Với qui mô 4 tầng trong đó tầng 1 hầm là nơi để xe, tầng 2,3 là nơi kinh doanh của các hộ, tầng 4 là nơi phục vụ dịch vụ vui chơi, giải trí cho nhân dân.

Nét cổ kính của Chợ Nghệ đã mờ dần theo thời gian, thay vào đó là một kiến trúc hiện đại đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân./.

Sơn Tây - thành phố xứ Đoài

“Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm/ Em có bao giờ em nhớ thương?”


Đây là hai câu thơ trích trong bài “Đôi mắt người Sơn Tây” của cố nhà thơ Quang Dũng. Chắc hẳn bất kì độc giả nào khi đọc bài thơ đều thắc mắc một điều: “xứ Đoài có gì đặc biệt mà khiến tác giả phải trăn trở, nhớ nhung đến thế?’’. Thật sự xứ Đoài rất đẹp với những địa danh đi vào thơ ca của nhiều thi sĩ một cách tự nhiên, bằng những ngôn từ đậm chất thôn quê, không màu mè, mà vẫn thể hiện được vẻ đẹp trữ tình nên thơ.

Trung tâm Thị xã Sơn Tây. (Ảnh: Internet)
Là thị xã duy nhất của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây Bắc, đi dọc theo quốc lộ 32 chúng ta sẽ đến với mảnh đất Sơn Tây. Đây là nơi quy tụ, đào tạo huấn luyện quân đội lớn của cả nước cùng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng. Sơn Tây, một đô thị cổ của vùng đất xứ Đoài, có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, là vùng đất địa linh, nhân kiệt. Ngày xưa, các bậc tiền nhân đã nhìn ra được đây là mảnh đất có địa thế lưng tựa vào núi, mặt hướng ra sông rất hợp để chống giặc ngoại xâm với dãy núi Ba Vì hùng vĩ, dòng sông Hồng chảy xiết… Trải qua hơn 500 năm với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử nơi đây vẫn trường tồn cùng với thời gian, và là một trong ít những địa danh còn gìn giữ được những nét đẹp cổ kính,linh thiêng trên mảnh đất nghìn năm văn hiến. Đến với xứ Đoài, du khách không thể bỏ qua những địa điểm nổi tiếng như làng cổ Đường Lâm, chùa Mía, lăng Ngô Quyền, thành cổ Sơn Tây, làng văn hóa các dân tộc, suối Hai, hồ Đồng Mô,… Hay bốn sản vật tiến vua xưa “cá chép Cấn Xá, dơi ngựa Sài Sơn, cua đồng bự Khánh Hiệp, rau muống Linh Chiểu”, cùng những món ngon dân dã đặc sản như bánh tẻ Phú Nhi, sữa tươi Ba Vì…

Thành cổ Sơn Tây. (Nguồn: Internet)
Là thị xã duy nhất của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây Bắc, đi dọc theo quốc lộ 32 chúng ta sẽ đến với mảnh đất Sơn Tây. Đây là nơi quy tụ, đào tạo huấn luyện quân đội lớn của cả nước cùng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng. Sơn Tây, một đô thị cổ của vùng đất xứ Đoài, có quá trình hình thành và phát triển lâu đời, là vùng đất địa linh, nhân kiệt. Ngày xưa, các bậc tiền nhân đã nhìn ra được đây là mảnh đất có địa thế lưng tựa vào núi, mặt hướng ra sông rất hợp để chống giặc ngoại xâm với dãy núi Ba Vì hùng vĩ, dòng sông Hồng chảy xiết… Trải qua hơn 500 năm với bao biến cố, thăng trầm của lịch sử nơi đây vẫn trường tồn cùng với thời gian, và là một trong ít những địa danh còn gìn giữ được những nét đẹp cổ kính,linh thiêng trên mảnh đất nghìn năm văn hiến. Đến với xứ Đoài, du khách không thể bỏ qua những địa điểm nổi tiếng như làng cổ Đường Lâm, chùa Mía, lăng Ngô Quyền, thành cổ Sơn Tây, làng văn hóa các dân tộc, suối Hai, hồ Đồng Mô,… Hay bốn sản vật tiến vua xưa “cá chép Cấn Xá, dơi ngựa Sài Sơn, cua đồng bự Khánh Hiệp, rau muống Linh Chiểu”, cùng những món ngon dân dã đặc sản như bánh tẻ Phú Nhi, sữa tươi Ba Vì…


Nếu có ai hỏi về Sơn Tây, thì chắc hẳn người dân nơi đây sẽ tự hào nói về làng cổ Đường Lâm. Nơi có đến 7 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, và những ngôi nhà được UNESCO công nhận có niên đại lâu nhất. Phần lớn các công trình kiến trúc tôn giáo và nhà cổ có từ 300 đến 400 năm. Hiện nay trong làng có hàng trăm ngôi nhà cổ, được nhà nước đầu tư, tu bổ, bảo toàn nguyên vẹn dấu xưa. Khi tới đây du khách sẽ phải đi qua cổng làng thôn quê quen thuộc, hai bên là cây đa cổ thụ và hồ sen rộng lớn. Mọi người sẽ bị thu hút bởi những ngôi nhà bảy gian xây bằng đá ong vàng sậm cổ kính. Những quán nước nhỏ của các cụ già trong làng, nó gợi lên một kí ức ngày xưa với bao khó khăn vất vả. Cùng với sự đi lên của đất nước, nơi đây đã phát triển hơn, đặc biệt là về tiềm năng du lịch. Thu hút biết bao nhà nghiên cứu, nhiếp ảnh gia và du khách bốn phương tìm về chiêm ngưỡng. Khi tới đây, chúng ta sẽ phải ngỡ ngàng trước một làng cổ còn lưu giữ những sắc màu thời gian với một thế giới chứa nhiều điều bí ẩn đang dần được hé mở. Sẽ còn bao nhiêu du khách dừng chân nơi đây để cảm nhận về ngôi làng có niên đại mấy trăm năm tuổi này.



Làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: Internet)

Nằm giữa trung tâm thị xã, thành cổ Sơn Tây là một điểm đến không thể bỏ qua khi tới xứ Đoài. Thành cổ được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 3 (1822), là một kiến trúc quân sự cổ từng được người Pháp ca ngợi là công trình kiệt tác của nền kiến trúc An Nam. Thành có 4 cổng chính: cổng Tiền, cổng Hậu, cổng Hữu, cổng Tả, trên các cổng đều có vọng lâu và ụ súng. Bao quanh thành là hào sâu nối liền ra sông Tích, tạo thuận lợi cho việc chống giặc ngoại xâm. Bên trong còn có điện Kính Thiên rộng 5 gian, lợp ngói lưu ly, và Đoan Môn với 3 cửa chính nhìn thẳng ra cột cờ.... Thành cổ Sơn Tây là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn. Trải qua nhiều biến cố, thành đã bị tàn phá nghiêm trọng. Nhưng những đường nét dấu tích xưa còn sót lại như: tường thành đá ong, cổng Tiền, cổng Hậu, 2 khẩu thần công và một số phế tích như vọng lâu, nền điện Kính Thiên, giếng nước… cũng đủ khiến du khách thỏa niềm hoài cổ.




Thành cổ Sơn Tây. (Ảnh: Internet)

Là một nơi có địa thế về quân sự, tập trung nhiều quân đội lớn nhất của cả nước với hơn 30 đơn vị, và cũng là khu căn cứ địa Trung Ương ngày xưa. Từ trung tâm thị xã đi khoảng 19 km chúng ta sẽ đến với khu di tích K9, nơi lưu giữ thi hài Hồ chủ tịch từ 1969 - 1975. Hiện nay K9 đã trở thành một địa điểm du lịch cho khách thập phương về tham quan, dâng những nén hương kính cẩn lên người cha đáng kính của cả dân tộc. Ngoài ra, chúng ta sẽ được tham quan khu vực bảo quản gìn giữ thi hài Bác một thời, nhà kính, nhà hầm và các phương tiện kỹ thuật máy móc. Đi tiếp chúng ta sẽ đến với đền thờ Bác Hồ tọa lạc trên đỉnh Vua của núi Ba Vì. Tại đây các đồng chí lãnh đạo Trung ương Đảng, nhà nước và nhân dân thường đến dâng hương báo công, nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh.



Khu di tích K9. (Ảnh: Internet)

Rời xa những hiện đại của phố phường, ghé thăm núi rừng Sơn Tây. Du khách sẽ dễ dàng quên đi cảm giác ngột ngạt, guồng quay hối hả của công việc hàng ngày và nhanh chóng hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng sự nghỉ ngơi dễ chịu đến lạ thường. Ai đã từng đến với Đồng Mô đều không khỏi choáng ngợp trước khung cảnh xanh ngắt quanh năm, những con đường như trải thảm cỏ, hồ nước lượn sóng lăn tăn. Du khách được đi thuyền tham quan lòng hồ, ngắm cảnh núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình. Chơi trượt cỏ, ăn những món ngon đậm chất dân tộc, và tham quan các khu nghỉ dưỡng nằm rải rác khắp hòn đảo nhỏ trên hồ. Đặc biệt trong khu du lịch Đồng Mô có một sân golf nổi tiếng được đánh giá đẹp nhất Đông Nam Á với 36 lỗ nằm trên các đảo ở giữa hồ. Và một điểm đến không thể bỏ qua là núi Ba Vì, cùng những ngọn núi cao hùng vĩ, đồng cỏ xanh ngắt, nơi chăn thả bò sữa làm nên thương hiệu sữa tươi Ba Vì…



Đồng Mô. (Ảnh: Internet)

Khi đến với xứ Đoài chúng ta sẽ cảm nhận được đây là khu đô thị đang phát triển theo một cách riêng biệt. Nơi đây mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái, đưa du khách hòa mình vào với thiên nhiên, vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng đến trầm mặc. Xứ Đoài không quá rộng lớn, nhưng lại có vô vàn địa danh, du lịch - văn hóa nổi tiếng đi vào lòng người và tốn không ít giấy mực của các thi sĩ. Nếu ai chưa một lần đặt chân đến xứ Đoài thì hãy dành ra chút thời gian đến nơi đây và cảm nhận vẻ đẹp non nước hữu tình bằng chính tâm hồn mình.